– Nguyễn Đức Lộc và các cộng sự
“Câu chuyện tôi kể cho các bạn không phải là tiểu sử, nó đúng ý nghĩa là một câu chuyện, tức là có yếu tố hư cấu. Thế nhưng tôi muốn nói rõ hơn một chút là hư cấu không phải nói dối. Hư cấu là cách người kể chuyện lựa chọn một góc độ khi kể về quá khứ của mình. Khi dựng lại câu chuyện mình luôn luôn kể với góc độ của người dựng chuyện hiện nay. Tức là với kinh nghiệm, trải nghiệm của mình để đánh giá lại biến cố lúc đó.”
– Dương Ngọc Dũng
“Cuốn sách này ra đời có thể gây nhiều phản ứng đối lập nhau tùy theo nhãn quan của độc giả. Những người tuân thủ đời sống phẩm hạnh có thể sẽ bĩu môi nói rằng đây là một câu chuyện phi đạo đức, một con người sa đọa, phóng túng. Mà quả thực sách có một đề mục mang tên “tình yêu là sự đọa đày. Nhưng biết đâu đó, có những độc giả, cũng từ giác độ đạo đức học, nhìn nhận con người như một chủ thể đạo đức, lại khơi gợi về nguồn gốc nguyên thủy sa đọa của loài người để suy ngẫm về những hành vi kiêu căng và tự mãn của bản thân? Một độc giả là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp thì tìm thấy ở đó những chiều kích tâm lý và phân tâm để phân tích hành trạng phát triển của con người tâm lý trong tương quan với ý thức và tâm lý cộng đồng. Một nhà nhân học hay xã hội học như đã nói lại sử dụng cứ liệu dữ kiện cuộc đời này để giải thích về các hiện tượng của con người trong dòng thời gian… ”
– Phạm Văn Quang
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.