Khác với các khái niệm trước đây của các nhà nghiên cứu khi nhìn về người thiểu số như là những người bị trị, mất quyền lực và không có tiếng nói trong xã hội, Deleuze và Guatari đã đề xuất một cách tiếp cận mới mẻ nhưng đầy thách thức – đó là xem thiểu số như là những lực lượng tích cực của sự biến đổi, mang trong nó một xung lực của sự sáng tạo và những khả thể để phá vỡ những ranh giới hiện thực của con người. Cách nhìn này không xem thiểu số đồng nghĩa với sự bị trị mà là thiểu số trong sự vận động của riêng nó. Hay nói cách khác, thiểu số ở đây không có nghĩa là thụ động, bị tác động bởi các cấu trúc xã hội mà là một “chỗ đứng”, một “lối tư duy” để mở ra những viễn tượng mới cho các mối quan hệ xã hội.
Để có thể áp dụng cách tiếp cận của Deleuze và Guattari về khái niệm “thiểu số”, chúng tôi thiết nghĩ rằng phương cách của các nhà nhân học sẽ là giải pháp hữu hiệu cho việc tiếp cận này. Bởi đối với quan điểm của nhân học, nhà nghiên cứu được đòi hỏi phải hòa mình vào trong cộng đồng mà mình nghiên cứu để thấu thị thế giới bên trong của tha nhân trong mối quan hệ liên chủ thể giữa nhà nghiên cứu và các chủ thể.
Reviews
There are no reviews yet.